Đau lòng bé trai 11 tuổi hỏng mắt vỡ nhãn cầu, tàn tật do nghịch pháo

Bé trai 11 tuổi vỡ nhãn cầu, mất đi tay phải do nghịch pháo tự chế.

Bé trai 11 tuổi vỡ nhãn cầu, mất đi tay phải do nghịch pháo mặc dù đã được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 2 hết sức cứu chữa.

vỡ nhãn cầu- 1
Bé trai 11 tuổi vỡ nhãn cầu, mất đi tay phải do nghịch pháo tự chế.

Theo bác sĩ Nguyễn Thành Danh làm việc tại Đơn vị Mắt thuộc Bệnh viện Nhi đồng 2 (Thành Phố HCM), trong những năm gần đây, khi pháp luật bắt đầu có sự nới lỏng chính sách liên quan tới pháo nổ, tại bệnh  mà bác sĩ công tác cũng như một số đơn vị mắt tại các bệnh viện khác đã tiếp nhận khá nhiều trường hợp bị vỡ nhãn cầu hay gặp tai nạn về mắt do chơi pháo.

Chia sẻ với báo Zing, bác sĩ Thành Danh cho biết chỉ mới đây, vào tối ngày 13/2, Đơn vị Mắt của bệnh viện này đã tiếp nhận điều trị một trường hợp bệnh nhân nhí gặp tai nạn pháo nổ rất thương tâm.

Cụ thể, bệnh Nhi được xác định là một bé trai 11 tuổi, trú tại Bình Dương. Bé trai này được đưa đến bệnh viện Nhi đồng 2 cấp cứu trong tình trạng cơ thể bị bỏng nặng vùng ngực, mất đi bàn tay phải và vỡ nhãn cầu trái. Theo lời kể từ gia đình, bé trai này gặp tai nạn trong khi tự học làm pháo tự chế trên mạng. Dù các bác sĩ phụ trách ca cấp cứu hi hữu này đã hết sức cứu chữa nhưng không may đã không thể cứu chữa triệt để cho bệnh nhân nhí xấu số này.

Vỡ nhãn cầu là tình trạng bị tổn thương gây mất sự toàn vẹn cho cấu trúc của nhãn cầu. Tai nạn này là một trong các tai nạn phổ biến ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân chủ yếu hầu như bắt nguồn từ các tai nạn sinh hoạt thường ngày, tai nạn giao thông hay hỏa khí. Các trường hợp hỏng mắt do tai nạn sinh hoạt như trẻ xô đẩy dẫn đến ngã hay mắt tiếp xúc phải các đồ vật nhọn hoặc động vật có mỏ nhọn như cò, chim.

vỡ nhãn cầu- ảnh 2
Bé trai 11 tuổi được cấp cứu từ Bệnh viện Nhi đồng 2

Bên cạnh đó, trẻ nhỏ không may gặp tai nạn giao thông dẫn tới bị chấn thương vùng đầu, mặt cũng có thể bị rơi vào trường hợp vỡ nhãn cầu. Một nguyên nhân mà trẻ ít gặp phải trong trường hợp bị hỏng mắt là tiếp xúc với hỏa khí và bé trai 11 tuổi trên đã rơi vào tình trạng này khi học tự chế pháo nổ.Vỡ nhãn cầu dù ở mức độ nặng hay nhẹ đều gây ra nhiều hệ lụy xấu.

Nếu tình trạng này xảy ra ở mức nhẹ, bệnh nhân có thể được cấp cứu bằng các khâu lại vết rách hoặc bơm dịch, bơm khí để giữ áp suất trong nhãn cầu. Trong trường hợp vỡ nhãn cầu ở mức độ nặng, người bệnh có thể bị mù hay thậm chí là ảnh hưởng chức năng thị lực của mắt còn lại. Bác sĩ Thành Danh khuyến cáo các bậc phụ huynh cần chú ý giám sát con mình đặc biệt là các bé ở độ tuổi nhỏ, tránh để các bé tiếp xúc với các vật thể có thể gây vỡ nhãn cầu.

Trẻ em cũng cần được giáo dục và tránh xa tuyệt đối với các loại đồ chơi có tính sát thương như các loại súng hơi, pháo không rõ nguồn gốc và đặc biệt là không tham gia tự chế tạo các hợp chất làm pháo. Phụ huynh cũng cần trang bị các loại kính bảo hộ cho các con để tránh các trường hợp xấu nhất xảy ra khi cho các bé tiếp xúc với các loại chim, cò.. có thể gây vỡ nhãn cầu của các bé. Ngay khi gặp tai nạn về mắt, người nhà các bé cần đưa con đến gấp các cơ sở điều trị nhãn khoa gần nhất để kịp thời can thiệp.

Có thể bạn chưa đọc: