Hóng drama là gì? Nguồn gốc và và cách tạo ra những drama

Hóng drama là gì? Nguồn gốc và và cách tạo ra những drama

Chắc hẳn mỗi chúng ta cũng đã nhìn thấy các thể loại phim drama, truyện tranh drama hay các câu nói phổ biến của giới trẻ như hóng drama, hít drama, … trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, … hay một web nào đó trên Internet. Vậy drama là gì mà được các bạn trẻ ưa chuộng đến như vậy.

Drama là gì

Drama là gì?
Drama là gì?

Là một từ tiếng Anh được hiếu là một vở kịch tại nhà hát, radio hay trên truyền hình. Ngoài ra, drama còn có nghĩa là một chuỗi sự kiện nào đó hoặc tập hợp các tình huống thú vị, xúc động, bất ngờ. Drama là một câu chuyện có nội dung chủ đề cụ thể, đặc biệt drama luôn có những tình tiết gay cấn, giật gân hay những pha bẻ cua cực gắt gây ra sự sự tò mò và kích thích sự quan tâm cho người khác.

Hóng drama là gì?

Hóng drama hay còn gọi là hít drama là chỉ những việc những người ngoài cuộc theo dõi, hóng phốt, ủng hộ, tham gia những tình huống – câu chuyện hot trên mạng xã hội hoặc trong cuộc sống đời thường, liên quan đến một cá nhân hay tập thể nào đó.

Hóng drama có gì vui ?
Hóng drama có gì vui ?

Trên Facebook, Tiktok hiện nay thường hay xuất hiện các tình huống, câu chuyện bóc phốt nhau qua lại . Những người theo dõi mặc dù chưa biết thực hư như thế nào, nhưng diễn biến xoay quanh sự việc lại gây cho họ tức tối, phẫn nộ, khó chịu và để lại các comment nhằm nêu ý kiến, quan điểm của mình.

Việc hóng drama, hít drama tạo kích thích cho những người tham gia vì họ có thể bàn tán một cách thoải mái về chủ đề như bản thân đang trực tiếp chứng kiến câu chuyện. Cũng có nhiều người chỉ hóng và chỉ đứng ngoài cuộc, không đưa ra ý kiến hay bất kì một bình luận nào đến câu chuyện đó.

Hít dram có bổ phổi?
Hít dram có bổ phổi?

Người hóng drama thường hay có mặt, xuất hiện ngay khi có “phốt” nào đó hay một diễn biến mới nhất của một drama. Họ chờ đợi người trong cuộc đưa ra giải thích sự việc, hóng những diễn biến tiếp theo, thậm chí phỏng đoán các kịch bản diễn ra và cùng chờ đợi kết quả của sự việc đó.

Việc hóng drama không có gì sai trái, tuy nhiên người hóng dù được phép nêu quan điểm cá nhân (quan điểm không sai với các quy định pháp luật, không sai với thuần phong mỹ tục) nhưng phải biết nhìn nhận sự việc đúng hay sai. Nếu chưa thực sự rõ sự tình và bản chất sự việc thì không nên đưa sự việc đi quá xa, lên án hay phán xét người khác theo đám đông.

Thực tế, không có ít drama chỉ là những câu chuyện được thêu dệt hoặc được người khác thêm bớt những kịch bản để thu hút sự quan tâm. Vì vậy, dù có sở thích “hóng drama” cũng nên tỉnh táo, sáng suốt trong việc tiếp nhận thông tin và đưa ra quan điểm của mình.

Không ít vụ việc chỉ vì tò mò, nhiều chuyện của con người đã để lại các hệ lụy tiêu cực sau các drama, gây ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống thường ngày của người bị “bóc phốt”.

Nguồn gốc của Drama

Thuật ngữ drama thực ra đã được sử dụng từ rất lâu, nhưng thời gian xuất hiện sẽ khiến bạn bất ngờ, chứ không chỉ mới xuất hiện trong thời gian gần đây. Nguồn gốc ban đầu của drama là tiếng Hy Lạp, được nhà triết học Aristotle dùng trong tác phẩm “Poetics” (Nghệ thuật Thi ca) sáng tác vào những năm của thế kỷ thứ IV trước Công nguyên. Ông cho rằng “drama” là kịch hay là một tác phẩm thơ với tính cách của “hành động”.

Drama là gì trên Facebook? Drama là gì trong giới trẻ?

Drama hiện đã trở thành ngôn từ phổ biến của giới trẻ trên các nền tảng mạng xã hội. Trên Facebook, thế hệ GenZ sử dụng drama để chỉ những câu chuyện trớ trêu, thú vị của một người nổi tiếng nào đó hay cũng có thể là một người bình thường.

Ngày nay, mọi người thường thấy drama gắn liền với câu chuyện bóc phốt, đấu tố, vạch mặt sự thật về một ai đó. Một câu chuyện về nữ ngôi sao cặp kè đại gia hay một cô tiểu tam cướp chồng người khác, đoạn clip đánh ghen… được mang lên nền tảng mạng xã hội đều được xem là drama và có tác động không hề nhỏ đến mọi người.

Facebook được cho là nơi hóng drama của giới trẻ
Facebook được cho là nơi hóng drama của giới trẻ

Ngoài ra, drama còn xuất hiện trong những chương trình truyền hình, những pha chặt chém mà nhân vật chính chính là công cụ dùng để “câu” view một cách hoàn hảo. Vì mang những tính chất kịch tính và gay cấn, thế nên nhưng drama trên Facebook thường nhận nhiều sự quan tâm của cư dân mạng và lan truyền với mức độ chóng mặt.

Phần lớn các bài đăng về drama trên các mạng xã hội đều có một lượng tương tác lớn. Điều này cho thấy rằng phần lớn cư dân mạng hiện nay tất cả đều hưởng ứng drama một cách nhiệt tình. Thậm chí, drama còn được xem như một“món ăn tinh thần” không thể thiếu của nhiều người và một công cụ để giải trí sau một ngày dài mệt mỏi.

Tạo drama là gì?

Ngoài hít drama, hít hà drama hay hóng drama… thì tạo drama là gì cũng là một trong những từ được giới trẻ sử dụng khá nhiều. Tạo drama có nghĩa là một người chủ đích tạo ra những cuộc tranh cãi, bóc phốt… cực kì xấu xí trên mạng để mọi người tham gia vào bàn luận, “hóng hớt”, “hít hà”…

Bi hài khi tạo ra một drama
Bi hài khi tạo ra một drama 

Nếu người tạo drama và người hóng drama không biết tiết chế được hành vi, cảm xúc gây ra những hành động quá xa thì có thể bị xử lý hành chính lẫn hình sự tùy thuộc vào tính chất, mức độ vi phạm của sự việc.

Từ ý nghĩa là kịch, drama được biến trở thành ngôn từ đầy ý nghĩa và đủ sắc màu. Tùy vào từng trường hợp, mà drama có những ý nghĩa khác nhau. Tuy nhiên, trên mạng xã hội thì drama lại chính là những câu chuyện giật tít thu hút sự chú ý của mọi người. Thế nên, ngày nay ngoài việc chúng ta hít vào khí oxy thì hít hà drama cũng là điều khiến cư dân mạng vô cùng thích thú đến mức quên ăn quên ngủ.

Xem thêm hot trend