Đu đỉnh là gì? Làm thế nào khi đã trót “đu đỉnh”

Đu đỉnh là gì?

Nếu bạn mới tham gia vào thị trường đầu tư, có lẽ bạn đã nghe nhiều người nói về thuật ngữ “đu đỉnh”. Vì vậy, “đu đỉnh” thực sự nói về điều gì? Hãy để Socolivebongda lý giải trong bài viết dưới đây nhé.

Đu đỉnh là gì?

“Đu đỉnh” là thuật ngữ chỉ các nhà đầu tư mua vào với giá cao do tâm lý sợ mất đi cơ hội, thường là khi nhìn thấy cổ phiếu tăng mạnh. Nhưng sau đó, cổ phiếu liên tục tụt dốc, khiến nhà đầu tư chia đôi, có khi chia ba, bốn tài khoản. Trong khi đó, “bán đáy” là bán tháo do nhà đầu tư lo sợ giá cổ phiếu sẽ tiếp tục giảm mạnh, thường xảy ra sau khi giá cổ phiếu đã giảm khá lớn, tuy nhiên đó lại là thời điểm cổ phiếu tạo đáy và bất ngờ tăng trở lại.

Đu Đỉnh là gì?
Đu Đỉnh là gì?

Giống ở những thị trường khác, các nhà đầu tư tham gia vào thị trường vốn cũng mong muốn mua thấp, bán cao để thu về những lợi nhuận từ sự chênh lệch giá. Sự vội vàng này có thể khiến họ không đủ tỉnh táo khi đứng trước các lựa chọn và đặc biệt khi nhìn thấy những người khác đang kiếm lãi lớn với một mã cổ phiếu được truyền tai nhau rằng là “ăn chắc”, “bỏ 1 ăn 10”…

Trong thời điểm thị trường đang biến động mạnh, những thuật ngữ như “đu đỉnh”, “bán đáy” trở thành câu cửa miệng trêu đùa của người đầu tư chứng khoán. Tuy vậy trên thực tế, câu nói đùa có thể không phải chuyện vui khi mà nhà đầu tư đang mất dần “tiền tươi, thóc thật”.

Vì sao Nhà đầu tư Đu Đỉnh?

Khi mua, ai mà biết được có khi cái giá chúng ta mua được là cái giá gần như cao nhất trên thị trường. Vì sao chúng ta đu đỉnh ư? Vì chúng ta đã mua vào, vì chúng ta trade. Không trade thì đâu có khái niệm đu đỉnh. Chẳng ai tránh đu đỉnh được, kể cả chuyên gia phân tích cơ bản, phân tích kỹ thuật. Bản chất của thị trường mới là mạnh nhất và nó biến động theo xác suất. Đôi lúc có phương pháp hay vẫn tạch. Peter Lynch huyền thoại nói rằng “Trong nghề này, giỏi lắm thì anh đúng được 6/10. Anh không thể nào đúng 9/10 đâu”.

Đu Đỉnh có tác hại là gì?

Các nhà đầu từ " đau đầu đến đau ví" vì đu đỉnh
Các nhà đầu từ ” đau đầu đến đau ví” vì đu đỉnh

Đu Đỉnh tàn hại sức khỏe chúng ta ghê gớm, từ sức khỏe tinh thần đến sức khỏe tài chính. Khi bị đu đỉnh, mỗi ngày chúng ta đều nghĩ về nỗi đau đó, đặc biệt là khi thấy giá cứ tuột dần khỏi cái đỉnh. Bên cạnh đó, số vốn của chúng ta cứ bị kẹt vào đống tài sản đu đỉnh, làm chúng ta mất cơ hội quay vòng vốn. Đu Đỉnh, nói chung là một sự tàn nhẫn đối với các nhà đầu tư.

Làm sao khi trót “đu đỉnh”?

Theo chuyên gia, khi đã lỡ “đu đỉnh” nhà đầu tư cần phải xác định mình mua cổ phiếu theo trường phái nào để có hướng xử lý thích hợp nhất.

Nếu đầu tư vào cốt lõi doanh nghiệp thì phải xác định trong đầu rằng đây có phải là điều chỉnh ngắn hạn. Phải xác định khung thời gian nắm giữ theo chu kỳ kinh doanh, ít nhất 1 quý doanh nghiệp mới đưa ra báo cáo 1 lần. Cần nắm giữ thông tin của nhiều quý thì kết quả kinh doanh mới có thể phản ánh đủ vào giá cổ phiếu.

Nếu lướt sóng thì các nhà đầu tư cần có các ngưỡng cắt lỗ. Việc cắt lỗ phải tham khảo trên một tiêu chí rõ ràng dựa trên thông tin cơ bản. Nếu doanh nghiệp gặp khó khăn, tình hình kinh doanh diễn biến xấu thì phải cắt lỗ và  không quan tâm mức phần trăm. Còn nếu doanh nghiệp không có khó khăn gì thì phải xét phân tích kỹ thuật. Nếu cắt lỗ theo các tiêu chí rõ ràng như vậy thì khả năng cắt sai là rất thấp.

Stoploss lệnh cắt lỗ
Stoploss lệnh cắt lỗ

Trong trường hợp nhà đầu tư đã nắm giữ và lỡ “xa bờ” rồi thì phải xem lại để cơ cấu danh mục. Xem xét cổ phiếu đã tạo đáy kỹ thuật và kinh doanh chưa, nếu doanh nghiệp có thể hồi phục thì tiếp tục nắm giữ. Còn nếu doanh nghiệp vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục vì còn gặp nhiều khó khăn thì nên chuyển qua các doanh nghiệp triển vọng hơn, ít nhất là quý gần nhất phải có sự khởi sắc.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Hồng Điệp – Chuyên gia chứng khoán đã đánh giá ở vùng điểm hiện tại của VN-Index, các cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán đã có những mức điều chỉnh lớn. Nhiều doanh nghiệp kinh doanh tốt, nếu nhà đầu tư không giữ vững tinh thần mà bán ra thì sợ là sẽ bán ở vùng giá thấp nhất và khó có hy vọng mua lại được ở vùng giá thấp hơn. Nếu các nhà đầu tư đã mua ở vùng giá cao để lựa chọn thời điểm để mua thêm.

Ông Nguyễn Hồng Điệp – Chuyên gia chứng khoán
Ông Nguyễn Hồng Điệp – Chuyên gia chứng khoán

Ông cho rằng mỗi quyết định lựa chọn và mua cổ phiếu đều phải theo phương pháp và nhà đầu tư phải tuân thủ một cách triệt để. Nếu nhà đầu tư mua và đặt mức cắt lỗ là 7% thì phải tuân thủ theo, kể cả đó là cổ phiếu tốt và cổ phiếu vốn hóa lớn. Còn nếu dùng phương pháp khác như mua nhiều lần để tích lũy thì nên chọn các mức định giá, khi cổ phiếu về các mức giá đó thì tích lũy thêm.

Muốn giữ được tinh thần để không “mất hàng” thì nhà đầu tư đầu tiền cần phải xác định rõ phương pháp đầu tư. Nếu nhà đầu tư mua theo cơ bản, doanh nghiệp có nội năng tốt, triển vọng kinh doanh không đổi thì phải xác định các cú tuột trên thị trường là ngắn hạn. Khi đó, tâm lý đầu tư của nhà đầu tư sẽ ổn định hơn nhiều.

Chứng khoán không phải là một “cuộc chơi”, mà là nơi các nhà đầu tư đưa ra các quyết định có thể kiếm tiền cũng như mất tiền. Hiểu rõ điều này, nhà đầu tư sẽ có được cái nhìn nghiêm túc và cẩn trọng hơn trước bất kỳ quyết định nào có thể làm ảnh hưởng xấu đến nguồn vốn.

Xem thêm hot trend