88 người ngộ độc do ăn chè miễn phí: Người phát chè miễn phí có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Ngộ độc do ăn chè miễn phí: 88 nạn nhân trong đó có nhiều trường hợp nhẹ có nặng có, thậm chí đã có 1 người tử vong
Cụ thể, bà N.T.A.T (trú tại ấp Long Hòa 2, xã Long Điền A, huyện Chợ Mới) nấu chè đậu trắng để phát miễn phí nhân dịp rằm tháng Giêng. Tuy nhiên, không may sau khi ăn chè của bà T đã có tới 88 người bị ngộ độc. Trong đó, 50 trường hợp bị ngộ độc nhẹ được phép điều trị tại nhà, 38 trường hợp phải nhập viện ở Trung tâm y tế huyện Chợ.
Trong số các trường hợp nằm viện có 4 trường hợp chuyển biến nặng được chuyển lên Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang. Đến nay, đã có 1 trường hợp tử vong, 3 trường hợp còn lại sức khỏe có chuyển biến tích cực.

Ngoài các chẩn đoán về sức khỏe của các nạn nhân, nhiều người băn khoăn rằng với trường hợp bà T là người phát chè miễn phí cho mọi người dẫn đến nhiều người mắc chứng ngộ độc sau khi ăn chè cùng với 1 người tử vong thì liệu có phải chịu trách nhiệm hình sự nào hay không?
Trước đó, vào ngày 4 – 5/2, tiếp nhận liên tiếp 38 ca bệnh nhập viện do tiêu chảy, nôn ói, Trung tâm Y tế huyện Chợ Mới cho biết qua khai thác tình trạng bệnh nhân ghi nhận là do ăn chè đậu trắng. Vào sáng ngày 6/2, Trạm Y tế xã Long Điền A và Trung tâm Y tế huyện Chợ Mới đã phối hợp và tiến hành điều tra ngộ độc.

Qua đó đều dẫn tới xác định chung nguyên nhân là do số chè trên của bà N.T.A.T (44 tuổi, trú xã Long Điền A) nấu từ chiều ngày 3/2, cho đến sáng ngày 4/2 bà T đem phát miễn phí cho người dân xung quanh nhà cùng nhiều người đi đường. Hiện vẫn không xác định được số lượng người ăn. Nguyên liệu mà bà T dùng gồm có 20kg đậu trắng, 10kg dừa nạo sẵn, 8kg nếp, 24 kg đường cát. Hiện mẫu chè trên đã được các cơ quan chức năng gửi đi xác định nguyên nhân gây ngộ độc.
Liên quan đến vấn đề này, Thạc sĩ,Luật sư Hoàng Hương Giang – Đoàn luật sư TP Hà Nội cho rằng, vụ việc ngộ độc trên là vụ việc rất nghiêm trọng khi hậu quả để lại là quá nhiều. Luật sư Hương Giang cũng cho biết thêm, trách nhiệm của các cá nhân có liên quan tới vụ việc trên trong trường hợp ngộ độc do nguồn gốc thực phẩm, cơ quan chức năng sẽ tiến hành làm rõ đơn vị cung cấp nguyên liệu để bà N.T.A.T sử dụng.

Trường hợp ngộ độc do độc tố sinh ra trong quá trình bà T chế biến thức ăn thì cần xem xét bà T có sử dụng hóa chất hoặc phụ gia thực phẩm nào bị cấm sử dụng không. Hoặc bà T biết thực phẩm của mình chế biến ra đã không đảm bảo quy định an toàn thực phẩm nhưng vẫn cung cấp cho người khác sử dụng thì có căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự bà T về tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm theo quy định tại Điều 317 Bộ luật hình sự.
Trường hợp nếu bà T. không nằm trong các trường hợp trên nhưng việc chế biến thực phẩm gây hậu quả là 1 người chết thì bà vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội Vô ý làm chết người theo điều 128 Bộ luật hình sự, Luật sư Giang nói thêm.
Có thể bạn chưa đọc: