Sân tennis: Kích thước 4 loại sân và những điều bạn cần biết
Sân tennis: Kích thước 4 loại sân và những điều bạn cần biết
Bài viết hôm nay SOCOLIVE sẽ đưa ra những kiến thức cơ bản liên quan đến sân tennis.
Quần vợt trong nhiều năm qua, đã nổi lên như một trong những môn thể thao phổ biến nhất trên thế giới.
Làn sóng này cũng đã lan rộng ra khắp mọi nơi trên thế giới, chúng ta không khó để bắt gặp những người hâm mộ của Nadal hay Djokovic ở khắp mọi nơi. Và cũng dễ dang bắp gặp những sân tennis dành cho những người chơi nghiệp dư hay các giải đấu tennis được tổ chức trên khắp thế giới và cả ở Việt Nam.
Giống như nhiều bộ môn thể thao khác, bề mặt thi đấu của sân tennis cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc tổ chức các trận đấu và áp dụng luật vào trò chơi.
Do đó, hiểu biết đúng đắn về sân tennis là điều hoàn toàn cần thiết để có trải nghiệm chơi quần vợt tốt nhất.

Sân tennis là gì?
Sân tennis là nơi tổ chức thi đấu môn thể thao quần vợt. Đó là một bề mặt hình chữ nhật chắc chắn với một tấm lưới thấp trải dài ở giữa. Cùng một bề mặt, các sân tennis có thể được sử dụng để chơi cả các trận đấu đôi và đơn. Có thể sử dụng nhiều loại bề mặt khác nhau để xây dựng sân quần vợt, mỗi loại có những đặc điểm riêng ảnh hưởng đến phong cách chơi của các tay vợt.
Kích thước của sân tennis

Theo quy định của Liên đoàn Quần vợt Quốc tế (ITF) – cơ quan quản lý quần vợt toàn cầu, sân tennis thi đấu phải có hình chữ nhật, dài 23,77 mét. Tuy nhiên, chiều rộng sẽ có chút khác: đối với đánh đôi (10,97 mét) và đánh đơn (8,23 mét).
Khi nhìn sân quần vợt từ trên xuống, hai đường thẳng song song được vẽ theo chiều ngang dọc theo chiều rộng của sân quần vợt được gọi là đường cơ sở trong khi các đường chạy dọc theo chiều dài của sân quần vợt được gọi là đường biên.
Vì hầu hết tất cả các sân quần vợt trên khắp thế giới đều được xây dựng dành cho cả các trận đấu đơn và đôi, nên các đường biên riêng cho các trận đấu đơn sẽ được vẽ bên trong các đường biên đôi.
Điều này tạo thành hai làn trên sân, mỗi làn rộng 1,37 mét và dài 23,77 mét, ở hai bên của sân quần vợt.
Có một tấm lưới cao 1,07 mét, được treo song song với đường cuối sân, chia sân thành hai nửa. Mỗi đội/người chơi bảo vệ một nửa phần sân trong trận đấu.

Trong mỗi sân tennis, có một đường giao bóng được vẽ cách lưới 6,40 mét. Tuy nhiên, đường kẻ này chỉ kéo dài cho đến khi tiếp xúc với đường biên đơn.
Sau đó, hai đường giao bóng ở hai phần sân được nối với nhau bằng một đường giao bóng ở giữa theo chiều dọc, tạo thành hai hộp hình chữ nhật, được gọi là khu vực giao bóng, các khu vực này tiếp giáp với lưới ở mỗi nửa sân. Khu vực này rất quan trọng trong quá trình thi đấu.
Trong một trận đấu quần vợt, người chơi phải đứng và giao bóng từ ngoài đường cơ sở cuối sân. Người chơi có thể giao bóng từ bên trái hoặc bên phải của dấu trung tâm (một dấu nhỏ biểu thị tâm điểm của đường cơ sở).
Cú giao bóng của người chơi phải bay qua lưới và tiếp đất bên trong khu vực giao bóng đối diện theo đường chéo trong phần sân của đối phương thì mới được coi là giao bóng hợp pháp. Cú giao bóng không tuân thủ theo nguyên tác trên được tính là một lỗi. Hai lỗi liên tiếp tạo thành lỗi kép và đối phương sẽ được một điểm.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng quy định và khu vực giao bóng này đều giống nhau cho cả trận đấu đơn và đôi.
Nếu bóng qua lưới nhưng rơi ra ngoài khu vực giao bóng mà không chạm vào vợt hoặc cơ thể của đối phương, thì đó được gọi là pha bóng ra ngoài và đối phương sẽ được tính điểm.
Kích thước sân tennis tiêu chuẩn

- Chiều dài tổng thể: 23,77m
- Chiều rộng tổng thể: 8,23m (Đơn), 10,97m (Đôi)
- Diện tích bề mặt tổng thể: 195,7m2 (Đơn), 260,9m2 (Đôi)
Các khu vực của sân tennis
- Chiều dài của khu vực giao bóng: 6,4m
- Chiều rộng của khu vực giao bóng: 4,1m
- Diện tích của khu vực giao bóng: 26,3m2
- Sân sau: 5,5m x 8,2m (45,2m2)
- Lưới: cao 0,9m ở giữa, cao 1,1m ở các cột lưới
Kích thước của tổng thể bề mặt sân

Ở mọi cấp độ của môn quần vợt, sân quần vợt được đánh dấu bằng các đường kẻ, mặt sân chơi cần có khu vực thoát nước. Ở cấp độ câu lạc bộ, các sân cần phải có không gian để bạn không đụng phải hàng rào khi thi đấu. Và để thi đấu ở cấp độ ATP & ITF, các sân tennis cần có không gian cho trọng tài chính, trọng tài biên và các cậu bé nhặt bóng.
Kích thước tổng thể cho các bề mặt sân không có một con số chính xác. Nó sẽ tùy thuộc vào việc sân tennis đó được xây dựng để chơi ở cấp độ nào. Tại các giải Grand Slam, các sân thi đấu chính thường có xu hướng có kích thước khá giống nhau ở cả bốn giải đấu, mặc dù các phần sân bên ngoài sẽ có các kích thước có thể thay đổi tùy theo địa điểm mà nó được xây dựng, ví dụ như các phần sân ngoài của Wimbledon, có diện tích tổng thể khá nhỏ khi so sánh với các giải đấu còn lại.
Sự khác biệt về kích thước tổng của các sân sẽ tăng lên trong giải đấu ATP do có những giải đấu trong hệ thống này mà các sân thi đất được xây dựng dựa vào cơ sở vật chất hiện có. Khu vực phía sau đường cuối sân của các mặt sân khác thường lớn hơn trên sân đất nện do tính chất của bề mặt sân và các tay vợt thường có xu hướng đứng xa phía sau đường cuối sân khi thi đấu trên các bề mặt sâu không phải sân đất nện.
Kích thước bề mặt tổng thể của sân tennis được đề xuất

Chiều dài tổng thể:
- Quốc tế (khuyên dùng): 40,2 m
- Quốc tế (tối thiểu): 36,6 m
- Giải trí (tối thiểu): 34,8 m
Chiều dài tổng thể:
- Quốc tế (khuyên dùng): 20,1 m
- Quốc tế (tối thiểu): 18,3 m
- Giải trí (tối thiểu): 17,1 m
Run-back (khoảng cách phía sau đường cơ sở):
- Quốc tế (khuyên dùng): 8,2 m
- Quốc tế (tối thiểu): 6,4 m
- Giải trí (tối thiểu): 5,5 m
Side-run (khoảng cách từ đường biên đến rào chắn)
- Quốc tế (khuyên dùng): 4,6 m
- Quốc tế (tối thiểu): 3,7 m
- Giải trí (tối thiểu): 3,1 m
Khoảng cách giữa các sân:
- Quốc tế (khuyên dùng): không có
- Quốc tế (tối thiểu): không có
- Giải trí (tối thiểu): 3,7 m
Các loại sân tennis
Tennis là môn thể thao có thể chơi trên nhiều bề mặt khác nhau. Mỗi bề mặt có các đặc điểm chơi khác nhau sẽ ảnh hưởng đến phong cách chơi và khả năng chơi của các tay vợt.
Liên đoàn Quần vợt Quốc tế phân loại từng bề mặt dựa trên tốc độ nảy của bóng trên bề mặt, thay đổi từ chậm ở cấp độ một, cho đến nhanh ở cấp độ 5.
Có bốn loại bề mặt chính cho sân tennis: Cỏ, đất nện, cứng và cỏ nhân tạo.
Sân cỏ

Cỏ là bề mặt truyền thống của sân tennis và nổi tiếng là sân đặc trưng của Wimbledon. Ngày nay, đây không phải là mặt sân mà bạn sẽ thấy thường xuyên do nó sẽ cần phải bảo trì liên tục để giữ cho mặt sân luôn ở tình trạng tốt nhất.
Sân tennis này yêu cầu các tay vợt phải chơi rất nhanh và bóng thường nảy thấp, giữ cho các đường bóng sẽ bay tương đối ngắn. Trên sân cỏ, người chơi phải tiếp cận bóng nhanh hơn nhiều so với trên sân đất nện hoặc sân cứng và mặt sân này thường phù hợp với những người chơi thích lên lưới và những người có khả năng giao bóng và vô lê tốt. Khi chơi trên mặt sân này, giao bóng cũng đóng một vai trò quan trọng trong trò chơi hơn là trên các bề mặt khác.
Sân đất nện

Sân tennis đất nện làm bóng bay chậm và tạo ra độ nảy chậm và cao so với các bề mặt khác. Điều này làm cho các cuộc đấu trên mặt sân này thường kéo dài hơn và phù hợp hơn cho những người chơi có lối chơi giàu thế lực.
Bề mặt này lấy đi nhiều lợi thế của những cú giao bóng hiểm hóc, khiến những người chơi phụ thuộc nhiều vào những cú giao bóng của họ sẽ khó có thể chiếm ưu thế trên sân đất nện. Một trong những giải đấu trên sân đất nện nổi tiếng nhất thế giới là giải Pháp mở rộng.
Sân cứng

Đúng như tên gọi, sân cứng được làm bằng vật liệu cứng, được bao phủ với lớp bề mặt acrylic. Bề mặt này rất phổ biến trên toàn thế giới vì nó thường mang lại trải nghiệm chơi tốt và toàn diện hơn đồng thời mang lại sự nhất quán hơn so với các bề mặt ngoài trời khác.
Mặc dù tốc độ chơi trên sân cứng có thể phụ thuộc vào vật liệu mà nó được sử dụng, nhưng tốc độ chơi trên mặt sân này thường nhanh hơn sân đất nện nhưng không nhanh bằng sân cỏ. Cả giải Grand Slam được tổ chức tại Úc và Mỹ đều được chơi trên bề mặt này. Giải Mỹ Mở rộng được chơi trên sân cứng acrylic trong khi Giải Úc Mở rộng được chơi trên mặt sân tổng hợp.
Sân cỏ nhân tạo

Trên bề mặt này, bóng sẽ di chuyển nhanh và thường giữ ở độ nảy thấp nhưng cũng là một bề mặt tốt cho người chơi. Bề mặt này cung cấp độ nảy ổn định và mang lại mức độ xoáy rất nhất quán cho các cú đánh. Mặt sân này khá phổ biến, bạn sẽ dễ dàng tìm thấy sân cỏ nhân tạo ở bất cứ nơi đâu.
Như trên là những gì bạn cần biết về một sân tennis tiêu chuẩn. Hi vọng, qua bài viết này, bạn sẽ hiểu hơn bộ môn thể thao này và có những trải nghiệm tốt nhất với môn thể thao đầy sức mạnh và thể lực này.